Chủ đề và cách tiếp cận gợi ý viết bài cho Hội thảo khoa học quốc tế: “Bảo đảm quyền của người khuyết tật trong phát triển bền vững tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới”

Thứ bảy - 09/07/2022 00:49

Kính gửi các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu,

Ngày 24/6/2022 vừa qua, Trường Đại học Bình Dương đã gửi Thư mời viết bài cho Hội thảo khoa học quốc tế: “Bảo đảm quyền của người khuyết tật trong phát triển bền vững tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Nay Ban Tổ chức gửi bổ sung chi tiết về một số cách tiếp cận viết bài liên quan đến Chủ đề của Hội thảo, Quý tác giả có thể quan tâm và lựa chọn. Xin lưu ý bài toàn văn cần gửi về Ban tổ chức trước ngày 30/8/2022. Chân thành cảm ơn sự cộng tác của các tác giả.

  • Khung pháp lý quốc tế bảo đảm quyền người khuyết tật;
  • Bảo đảm quyền của người khuyết tật trong điều kiện phát triển bền vững của một số quốc gia trên thế giới;
  • Giá trị nhân văn của việc bảo đảm quyền người khuyết tật trong mục tiêu phát triển bền vững;
  • Các nguyên tắc đảm bảo quyền người khuyết tật;
  • Tiền đề cho sự hoà nhập người khuyết tật trong điều kiện phát triển bền vững;
  • Đánh giá sự hòa nhập người khuyết tật trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 tại Việt Nam;
  • Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự chủ cá nhân bao gồm quyền tự do tự mình lựa chọn cũng như quyền độc lập của con người;
  • Không phân biệt đối xử người khuyết tật;
  • Tham gia và hòa nhập toàn diện và hiệu quả trong xã hội;
  • Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như một phần của sự đa dạng và tính nhân văn của con người;
  • Bình đẳng về cơ hội của người khuyết tật;
  • Khả năng tiếp cận của người khuyết tật;
  • Bình đẳng giữa nam giới và nữ giới của người khuyết tật;
  • Tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền giữ gìn bản sắc của trẻ em khuyết tật.
  • Chi phí kinh tế của sống chung với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam;
  • Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam;
  • Công ước về quyền của người khuyết tật và việc giám sát thực thi Công ước;
  • Quyền an sinh xã hội của người khuyết tật ở Việt Nam;
  • Quyền giáo dục của người khuyết tật ở Việt Nam
  • Quyền y tế của người khuyết tật ở Việt Nam
  • Quyền khoa học công nghệ của người khuyết tật ở Việt Nam
  • Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực thi quyền lao động của người khuyết tật;
  • Bảo đảm quyền về giáo dục của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
  • Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
  • Quyền tiếp cận công trình công cộng và giao thông công cộng của người khuyết tật ở Việt Nam hiện;
  • Quyền của người khuyết tật - Pháp luật của một số quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ….
  • Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật ở Việt Nam;
  • Nội luật hóa các quy định của CRPD nhằm bảo vệ quyền của người khuyết tật trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, dạy nghề và việc làm, văn hóa, chính trị, công nghệ thông tin;
  • Bảo đảm tính tiếp cận của người khuyết tật trong các chương trình và kế hoạch phục hồi COVID-19
  • Chương trình Quốc gia hiện hành về hỗ trợ người khuyết tật và mối liên hệ với các kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển bền vững Quốc gia và tuân thủ CRPD.

Trân trọng./.

Tác giả: admin_law

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Maps
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây