Kính gửi: Các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Đây cũng là nhóm thiểu số đông nhất. Nhà nước ta luôn quan tâm đến nhóm người khuyết tật bằng hệ thống các văn bản như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013; Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Trợ giúp pháp lý,… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việt Nam là thành viên thứ 118 tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền người khuyết tật (CRPD) vào ngày 22/10/2007. Tuy nhiên, một thực tế không mấy khả quan ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đó là, mối quan hệ giữa người khuyết tật và nghèo đói vẫn là một vòng luẩn quẩn, họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền về giáo dục, y tế, cung cấp các dịch vụ hoà nhập… của người khuyết tật vẫn còn chưa được đảm bảo một cách thích đáng.
Xuất phát từ những vấn đề còn hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn về việc bảo đảm quyền cho người khuyết tật trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học Bình Dương phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo đảm quyền của người khuyết tật trong phát triển bền vững tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới” để hướng tới bảo đảm quyền người khuyết tật theo mục tiêu phát triển bền vững, gợi mở các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật và tăng cường hiệu lực thực thi quyền của người khuyết tật tại Việt Nam, tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là thực thi CRPD và gia nhập Hiệp ước Marrakesh. Bên cạnh đó, Nhà trường mong muốn tạo diễn đàn giao lưu khoa học pháp lý giữa trường Đại học Bình Dương, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về quyền của người khuyết tật và các biện pháp nhằm đảm bảo quyền của người khuyết tật, trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với nhóm người yếu thế này. Đồng thời, Hội thảo góp phần thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng; thúc đẩy mục tiêu và nâng cao vị thế Trường Đại học Bình Dương và UNDP trong hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người và sự phát triển bền vững.
Các tác giả có thể tham khảo một số cách tiếp cận sau đây:
- Khung pháp lý quốc tế bảo đảm quyền người khuyết tật;
- Bảo đảm quyền của người khuyết tật trong điều kiện phát triển bền vững của một số quốc gia trên thế giới’
- Giá trị nhân văn của việc bảo đảm quyền người khuyết tật trong mục tiêu phát triển bền vững;
- Các nguyên tắc đảm bảo quyền người khuyết tật;
- Tiền đề cho sự hoà nhập người khuyết tật trong điều kiện phát triển bền vững;
- Đánh giá sự hòa nhập người khuyết tật trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 tại Việt Nam;
- Tham gia CRPD về bảo đảm quyền của người khuyết tật;
- Các vấn đề khác mà các tác giả quan tâm về quyền của người khuyết tật. Hội đồng biên tập kỷ yếu hội thảo sẽ xem xét tính phù hợp của bài viết và phản hồi cho tác giả sau khi nhận được phần tóm tắt.
Thời gian dự kiến: Sáng thứ bảy, ngày 10 tháng 9 năm 2022.
Địa điểm: Trường Đại học Bình Dương số 504 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Kết hợp hai hình thức trực tuyến và trực tiếp, cụ thể như sau:
Mọi chi tiết về Hội thảo xin vui lòng liên hệ:
Nguyễn Bình An (ĐT: 0919798866),hoặc ThS. Vũ Thị Nga (ĐT: 0962970736).
Email: hoithaoluat.bdu@gmail.com, nban@bdu.edu.vn; vtnga@bdu.edu.vn
Trân trọng./.
Tác giả: admin_law
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thứ tư - 20/11/2024 04:11
Thứ tư - 20/11/2024 04:11
Thứ tư - 20/11/2024 03:11
Thứ ba - 19/11/2024 19:11
Thứ ba - 19/11/2024 05:11
Thứ ba - 19/11/2024 03:11