Giảng viên Khoa Luật học tham dự Hội thảo: Chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cách tiếp cận thể chế nữ quyền đối với lãnh đạo nữ ở Việt Nam: Quy trình hỗ trợ phụ nữ Việt Nam trong chính trị”

Chủ nhật - 15/12/2019 23:57

Sáng ngày 13/12/2019, TS.LS Nguyễn Bình An – Khoa Luật học Trường Đại học Bình Dương đã tham dự Hội thảo: Chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cách tiếp cận thể chế nữ quyền đối với lãnh đạo nữ ở Việt Nam: Quy trình hỗ trợ phụ nữ Việt Nam trong chính trị” do Học viện Chính trị khu vực II phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu giới và lãnh đạo nữ thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học New South Wales, Australia tổ chức tại Hội trường C1, Học viện Chính trị khu vực II, 99 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

h3 ben trong 20191215085611pm

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự hội thảo có bà Julianne Cowley - Tổng Lãnh sự Australia tại Thành phố Hồ Chí Minh; GS, TS. Louise Annette Chappell - Giám đốc Viện nhân quyền, Đại học New South Wales, Australia; TS. Lương Thu Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới và lãnh đạo nữ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS. Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; cùng các nhà lãnh đạo nữ đến từ các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam; đại diện cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của các khoa, phòng, ban và đại diện học các lớp Cao cấp lí luận chính trị hệ tập trung tại Học viện Chính trị khu vực II. 

TS.LS Nguyễn Bình An chia sẻ, Hội thảo với nội dung tập trung làm rõ về định kiến giới khi yêu cầu người phụ nữ vừa chu đáo vai trò chăm sóc trẻ em, người cao tuổi trong gia đình và vừa đáp ứng được áp lực công việc tại cơ quan. Qua đó, các vấn đề về tuyển dụng cán bộ; quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, biệt phái, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ; mạng lưới và kèm cặp được đưa ra để thảo luận.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe hai báo cáo kết quả nghiên cứu: “Cách tiếp cận thể chế nữ quyền cho lãnh đạo nữ ở Việt Nam” của GS, TS Loiuse Chappell Đại học New South Wales và “Quy trình hỗ trợ phụ nữ Việt Nam trong chính trị” của TS. Lương Thu Hiền. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tích cực thảo luận về các vấn đề liên quan, như: tăng cường các biện pháp giám sát thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lí tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương; Đầu tư nghiên cứu rà soát, đánh giá và hoàn thiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lí trên nguyên tắc bình đẳng giới thực chất; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thiết thực để giải quyết các rào cản không chính thức như cung cấp dịch vụ công hỗ trợ chăm sóc trẻ nhỏ, chăm sóc các thành viên cao tuổi trong gia đình có chất lượng cao, giá thành hợp lý và xây dựng môi trường làm việc thân thiện giới có sắp xếp thời gian linh hoạt cho cả nam và nữ hướng đến hiệu quả công việc. 

Được biết, trên cơ sở những ý kiến trao đổi, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu các đóng góp, chỉnh sửa báo cáo nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị sát với thực tế, góp phần thúc đẩy nữ giới lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử học viện Chính trị.

Tác giả: admin_law

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Maps
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây