TS.LS Nguyễn Bình An – Khoa Luật học tham luận tại Diễn đàn Luật Hiến pháp Châu Á lần thứ 8 tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhật - 08/12/2019 05:36

         Ngày 06 và 07/12/2019 vừa qua, TS. LS Nguyễn Bình An - Khoa Luật học, Trường Đại học Bình Dương trình bày bài nghiên cứu: “Women’s Right to Political Participation in Vietnam: The Challenges and Opportunities Set Forth by the 2013 Constitution” (“Quyền tham chính của phụ nữ Việt Nam: Những cơ hội và thách thức đặt ra từ Hiến pháp 2013”) tại Room D - Chủ nghĩa hợp hiến, nhà nước pháp quyền và chính trị, trong khuôn khổ Diễn đàn Luật Hiến pháp Châu Á lần thứ 8 tại Đại học Quốc gia Hà Nội với chủ đề “Asian constitutional Law: Recent developments and Trends” (“Luật Hiến pháp Châu Á: Những phát triển gần đây và xu hướng tương lai”).

img 20191206 134516 scaled

TS.LS Nguyễn Bình An trình bày tham luận tại Room D

         Theo TS. LS Nguyễn Bình An chia sẻ, Hội thảo thu hút hơn 300 chuyên gia, đại biểu của các trường Đại học và các các đơn vị nghiên cứu độc lập đến từ gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có hơn 50 đại biểu là thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Hiến pháp Châu Á.

vnu hoi thao hien phap chau a 5

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo

           Được biết, Diễn đàn Hiến pháp Châu Á là nơi các học giả hàng đầu và các nhà nghiên cứu trẻ chia sẻ các nghiên cứu và ý tưởng khoa học về luật hiến pháp châu Á, nhằm mở rộng mạng lưới hợp tác nghiên cứu và thúc đẩy công bố khoa học. Diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức tại Đại học Quốc gia Seoul vào năm 2005; lần thứ hai tại Trung tâm Trao đổi Pháp lý Châu Á, Đại học Nagoya vào năm 2007; lần thứ ba tại Trường Luật, Đại học Quốc gia Đài Loan vào năm 2009; lần thứ tư tại Trung tâm Luật So sánh và Luật công, Khoa Luật, Đại học Hong Kong vào năm 2011; Lần thứ năm tại Trung tâm Luật công, Trường Luật, Đại học Thanh Hoa vào năm 2013; Lần thứ sáu tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật Châu Á, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2015; Lần thứ bảy tại Khoa Luật, Đại học Thammasat vào năm 2017 và năm nay, Diễn đàn được tổ chức lần đầu tại Việt Nam, do Khoa Luật, ĐHQGHN đăng cai.

vnu hoi thao hien phap chau a 7

Bối cảnh hội thảo

          GS. Andrew Harding (đại diện Hiệp hội nghiên cứu Hiến pháp Châu Á) cho biết: Diễn đàn Hiến pháp Châu Á đã trải qua 14 năm với 8 Diễn đàn được tổ chức cho thấy sức hút của Hội thảo. Đồng thời, Diễn đàn cũng là nơi để các đại biểu có thể chia sẻ và kết nối với nhau.

vnu hoi thao hien phap chau a 9

GS. Andrew Harding phát biểu tại Hội thảo

         Hội thảo diễn ra với 04 phiên và 04 nhóm thảo luận riêng về các nội dung: Quyền Hiến pháp tại Asean; Tòa án nhân quyền châu Âu, kinh nghiệm trong bối cảnh châu Á; Xu hướng và lý thuyết hiến pháp; Đông Á và chủ nghĩa hợp hiến (Room A); Thời điểm lập hiến tại Nhật Bản: tính phổ quát và phù hợp hoàn cảnh, Hiến pháp và phân quyền, Tổng quan Hiến pháp, Tạo dựng hiến pháp, Bầu cử, chính trị và pháp luật, Khái niệm hóa và bảo vệ quyền con người ở châu Á, Góc nhìn so sánh của Nhà nước pháp quyền tại Trung Quốc (Room B); Luật quốc tế và sự phát triển của Luật hiến pháp và Luật hành chính, Những thách  thức đối với quyền xã hội và quyền kinh tế, Cách mạng 4.0 và pháp luật, Nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến tại Hong Kong, Quyền của người yếu thế, Cải cách tư pháp (Room C); Chủ nghĩa hợp hiến và công bằng xã hội, Chủ nghĩa hợp hiến, nhà nước pháp quyền và chính trị, Các vấn đề về nhà nước pháp quyền tại Trung Quốc, Đông Nam Á và chủ nghĩa hợp hiến, Đổi mới hiến pháp (Room D).

        Đây cũng là dịp để Khoa Luật học – Trường Đại học Bình Dương tham gia đóng góp ý kiến về luật hiến pháp trong khu vực Châu Á.

Tác giả: admin_law

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Maps
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây