Ngày 16/6/2021, Trường Đại học Bình Dương đã gửi Thư mời viết bài cho Hội thảo: “Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới và xu thế phát triển tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” tới các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu.
Nay Ban Tổ chức gửi bổ sung chi tiết về một số cách tiếp cận viết bài liên quan đến Chủ đề của Hội thảo, Quý tác giả có thể quan tâm và lựa chọn. Ban Tổ chức rất vui nhận được sự cộng tác của các tác giả.
Các chủ đề chính của Hội thảo
- Khái quát chung khung pháp lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
- Nội dung pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cơ bản như lao động, môi trường, đầu tư, an toàn lao động, an sinh xã hội...
- Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của một số quốc gia phát triển trên thế giới (Hoa Kỳ, Anh, Châu Âu, Úc, Asean…) và xu thế phát triển tại Việt Nam;
- Các vấn đề khác mà các tác giả quan tâm về pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Các tác giả có thể tham khảo một số cách tiếp cận sau đây:
Cách tiếp cận thứ nhất:
Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về những việc mà chủ thể nhất định phải thực hiện:
- Các công ước quốc tế, các bộ quy tắc ứng xử mang tính quốc tế có tính ràng buộc pháp lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Đạo đức của doanh nghiệp trong kinh doanh
- Trách nhiệm đối với các quyền phát triển cộng đồng
- Những vấn đề pháp lý về hoạt động từ thiện của doanh nghiệp
- Trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước
- Trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Trách nhiệm xã hội liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
- Trách nhiệm xã hội trong việc cung ứng sản phẩm có chất lượng và an toàn cho con người;
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền lao động
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền an sinh xã hội
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền bình đẳng giới
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền an toàn lao động
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền trả lương công bằng
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền đào tạo và phát triển nhân sự
- Cam kết của doanh nghiệp đối với với vấn đề bảo vệ môi trường, quyền được sống trong môi trường trong lành
- Trách nhiệm xã hội đối với các quyền về đầu tư, kinh doanh lành mạnh
Cách tiếp cận thứ hai:
Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về những hậu quả mà chủ thể có hành vi vi phạm phải gánh chịu
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm hình sự
Cách tiếp cận thứ ba:
- Báo cáo thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Các phương án đảm bảo thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã hội của các doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Tài chính, kỹ thuật, con người…)
- Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.